Tuyển sinh đại học 2018 Ngành học và dạy học trong thời kỳ 4.0

Trong năm nay. Danh mục ngành đào tạo sẽ có sự xuất hiện của trên 100 ngành học mới tăng khoảng 40% so với danh mục đào tạo năm 2010

Lần đầu tiên có một loại ngành sư phạm các tiếng dân tộc như Khơ me, Gia rai, Xơ đăng. Ngoài ra các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành ngôn ngữ cũng có thêm nhiều ngành xuất hiện như: Chăm, Khơ Me, Ả Rập.

Nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như: Du lịch an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, du lịch bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, Quản lý đô thị và công trình. Ngành quản lý hoạt động bay trước đây thuộc nhóm ngành Quản lý công nghiệp thì nay thuộc nhóm ngành quản lý vận tải.

Nhóm ngành máy tính, CNTT cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay

Dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0. Nhu cầu về nguồn nhân lực đang có sự thay đổi. Việc thay đổi và sắp xếp lại các ngành học cho thấy sự chuyển biến đó. Vậy mùa tuyển sinh năm nay ngành học nào sẽ Hot nhất . Các trường sẽ có những đổi mới gì để thích ứng với tình hình mới về dạy và học như thế nào ?

Không mơ mộng viển vông. Điều mà Nguyễn Ngọc Công học sinh Trường PTTH Thái Phúc, Tỉnh Thái Bình quan tâm khi lựa chọn ngành học là ngành đó có dễ dàng xin được việc hay không ?

Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Theo Ông Đào Văn Đông (Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải):

Học sinh bây giờ rất thực tế, họ tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường để lựa chọn ngành học, trong 24 ngành đào tạo của nhà trường thì những ngành phục vụ trực tiếp cho Thời kỹ công nghệp 4.0 như: Kỹ thuật công trình, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Logistic được thí sinh quan tâm nhất. Theo thống kê của 2 năm gần đây nhất thì tỷ lệ việc làm cho các ngành học trên đều đạt trên 95%.

Những ngành nghề có tính bền vứng. Tức là Xã Hội đang và tiếp tục sẽ cần thì 4 LĨNH VỰC trên tương đối là phù hợp với thí sinh và phụ huynh có mong muốn có việc làm ngay và việc làm bền vững. Hiện nay thì gần như các lớp ngành Logistic đều đã được đặt hàng bởi các doanh nghiệp top đầu Việt Nam. Cac doanh nghiệp quốc tế còn liên hệ để đưa sinh viên đi thực tập hưởng lương để sau này về làm việc cho các doanh nghiệp FDI trong nước

 

Thương mại điện tử ngành học đã sẽ và còn hot

Các chuyên gia dự đoán các ngành học mới có tính hội nhập cao và áp dụng công nghệ mạnh mẽ sẽ là  những ngành hot của khối kinh tế, không chỉ 5 năm tới mà ngay từ bây giờ.

Ông Nguyễn Hóa (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Thương Mại cho biết:

Thương mại điện tử sẽ là khối ngành hấp dẫn thị trường lao động

Ông Hóa đự đoán trong vòng 4-5 năm tới có một số ngành học có thể sẽ rất hấp dẫn mà hiện nay nhà trường đang làm như ngành Thương mại điện tử, Tài chính công và Kế toán công

Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn cũng không nằm ngoài guồng quay này. Đáng chú ý, ngành Đông Nam Á lần đầu tiên được đưa vào hệ thống các ngành đào tạo của ĐH Xã hội và Nhân Văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Còn tại Học viên thanh thiếu niên Việt Nam điểm nổi bật là sinh viên sẽ được trang bị những năng lực thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp. Ví dụ như các sinh viên học Luật bên cạnh các chuẩn về ngoại ngữ và tin học ra còn học thêm các kiến thức của các ngành học khác. Khi ra trường, hoàn toàn các sinh viên này có thể chuyển đổi nghề nghiệp rất nhanh chóng

Học online và tự học đang là yêu cầu bắt buộc trong thời kỳ 4.0

Có thể nói ở khối kỹ thuật trường ĐH Bách Khoa là trường đi đầu trong việc chuyển hướng đổi mới các ngành đào tạo. Nhà trường chủ trương chuyển sang phương pháp học hỗn hợp. sinh viên sẽ có 30% học phần đạo tạo Online 70 % còn lại là đào tạo trên lớp. Việc này đạt được 2 mục tiêu. Sinh viên thuận lợi hơn và giảng viên có thể làm việc ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải lên lớp. Nhà trường sẽ triển khai thí điểm vào học kỳ hè này, sau đó đánh giá tác động,hiệu quả và triển khai đại trà

Trường Bách Khoa đang cho trải nghiệm “Một ngày là sinh viên Bách khoa” để kiểm tra thử chương trình Đào Tạo Elitech

Năm nay là năm mà các ngành học mới lên ngôi. Suy cho cùng trong cuộc cách mạng 4.0 cạnh tranh trong đào tạo cũng là cuộc chiến khốc liệt buộc các trường đại học cao đẳng đứng trước sự lựa chọn tự thay đổi, tự chuyển mình hay là diệt vong và sự thay đổi đó không thể nào nằm ngoài nhu cầu người học và thị trường lao động.